Hướng dẫn đọc thông số lốp ô tô cơ bản
Thông số lốp xe ô tô là cơ sở quan trọng giúp bạn chọn đúng loại lốp khi cần thay thế, sửa chữa, tránh xảy ra những hư hỏng gây mất an toàn trong quá trình di chuyển.
Thông thường, mỗi dòng xe tương ứng sử dụng một loại lốp xe chuyên biệt, phù hợp với khả năng vận hành. Qua thông tin thể hiện trên lốp, người dùng dễ dàng đọc được thông số quan trọng mà không mất nhiều thời gian. Vậy ý nghĩa và cách hiểu các thông số này ra sao?
Tên nhà sản xuất và tên lốp
Quan sát các chữ cái và thông số lốp xe ô tô giúp người dùng nắm bắt chính xác tất cả các thông tin quan trọng. Tên lốp có thể chỉ gồm các chữ cái, hoặc kết hợp cả chữ và số, cỡ chữ lớn, thường nằm ở vòng ngoài.
Đặc điểm miêu tả dịch vụ
Không phải loại lốp nào cũng có ký hiệu miêu tả dịch vụ, nếu có, dấu hiệu này thường nằm bên hông lốp (phía trước tên lốp), cụ thể ý nghĩa của các ký hiệu như sau:
– P: loại lốp cho xe con (Passenger vehicle).
– LT: loại lốp dành cho xe tải nhẹ (Light Truck).
– ST: loại lốp xe đầu kéo đặc biệt (Special Trailer).
– T: loại lốp thay thế tạm thời (Temporary).
– C: loại lốp dành cho xe chở hàng thương mại, xe tải hạng nặng.
Chiều rộng và biên dạng lốp.
Thông số lốp đầu tiên trong dãy thông tin kích thước lốp là độ rộng bề mặt lốp của loại lốp phù hợp với chiếc xe của bạn, tính theo đơn vị milimet.
Độ rộng bề mặt lốp luôn là khoảng cách giữa 2 thành lốp. Ví dụ, lốp xe được ghi là “P225″ nghĩa là lốp xe chở khách với chiều rộng là 225 milimet.
Sau dấu gạch chéo, số tiếp theo thể hiện tỷ số giữa độ cao của thành lốp và độ rộng bề mặt lốp (Biên dạng lốp), về cơ bản nó sẽ cho bạn biết bề dày của lốp. Tỷ số này được tính bằng phần trăm (%). Các nhà sản xuất lốp tính toán tỉ lệ bằng cách lấy độ cao thành lốp chia độ rộng bề mặt lốp. Nếu lốp xe có tỷ số là 70, thì bề dày của lốp bằng 70% độ rộng bề mặt lốp.
Các lốp có tỷ số thấp hơn, như dòng 60, thường có lợi thế đem lại cho xe khả năng xử lí tốt hơn các lốp có tỷ số cao hơn, như dòng 75.
Cấu trúc lốp
Tiếp sau tỷ số là chữ cái thể hiện cấu trúc bên trong của lốp.
Lốp Radial là loại lốp thông dụng nhất tại Việt Nam hiện nay; vì vậy “R” thường được thấy trên thông tin kích thước lốp. Cấu trúc lốp Radial gồm các sợi mành chạy song song nhau và hướng vào tâm, từ mép này đến mép kia, vuông góc với trục xoay.
Hầu hết mọi lốp xe sử dụng trên thị trường hiện này đều có cấu trúc này.Những loại cấu trúc có ký hiệu như B, D hay E đều rất hiếm gặp.
Đường kính mâm xe
Thông số lốp xe ô tô thể hiện đường kính vành nằm ngay sau cấu trúc lốp và được tính theo đơn vị inch. Dựa vào kích thước này, thợ kỹ thuật sẽ chọn được loại lốp xe phù hợp trong quá trình thay thế.
Chỉ số tải trọng tối đa cho phép
Là chỉ số quy định mức tải trọng quy định lốp có thể chịu được. Chúng ta gọi là “chỉ số” tải trọng vì con số này không tự mình thể hiện khối lượng mà lốp xe có thể tải. Con số này tương ứng với khối lượng tải cụ thể được liệt kê trong chỉ mục. Bắt đầu từ 1 kết thúc ở 150, thể hiện khả năng tải từ 99 đến 7385 lbs.
Chỉ số tốc độ
Chỉ số cuối cùng trong dãy thông tin kích thước lốp xe là chỉ số tốc độ, được thể hiện bằng chữ cái sau chỉ số tải trọng tối đa cho phép. Giống như chỉ số tải trọng tương ứng với khối lượng tải cụ thể, thì chữ cái chỉ số tốc độ sẽ tương ứng với tốc độ tối đa dựa trên những bài kiểm tra theo tiêu chuẩn. Chỉ số này được thể hiện qua bảng sau:
Qua bài viết, mọi người cũng có thể hiểu được cách đọc thông số lốp chi tiết là như thế nào cũng như ý nghĩa cụ thể của các thông số đó. Hy vọng rằng bài viết này đã mang lại kiến thức bổ ích cho bạn để bạn có thể hiểu thêm về các thành phần trong chiếc xế cưng của mình.
Liên hệ: Ngọc An Auto 0906 886 660 để được tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc